Ốc hương Khánh Hòa
Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã ban hành Quyết định số 5160 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm ốc hương Khánh Hòa.
Theo đó, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý là Hội Nghề cá tỉnh. Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi và người dân nuôi ốc hương Khánh Hòa có nhiều kinh nghiệm nên ốc hương thương phẩm Khánh Hòa thường có cỡ lớn (10 - 12 g/con). Ốc đồng đều hơn, các phiến vân trên vỏ cách đều nhau (do ốc sinh trưởng đều và không bị bệnh) so với ốc hương ở một số vùng khác. Thịt ốc hương giòn có vị ngọt, bùi và mùi thơm. Phần gan tụy của ốc hương Khánh Hòa cũng to hơn so với ốc hương ở các vùng khác. Phần này có màu nâu như socola tạo nên mùi thơm khi nấu và khi ăn có vị bùi tự nhiên.
Ruột ốc hương Khánh Hòa (phần thịt ăn được) chiếm từ 42 - 50,7% tổng khối lượng ốc. Sau khi nấu khối lượng thịt ốc giảm đi không đáng kể so với khối lượng ban đầu (2 - 4%).
Năm 2000, Khánh Hòa là tỉnh sản xuất giống ốc nhân tạo thành công đầu tiên ở Việt Nam. Toàn tỉnh có trên 500 trại sản xuất giống với quy mô từ 10 - 30 triệu con giống/năm/trại. Hiện tổng diện tích nuôi ốc hương của Việt Nam khoảng 700ha trong đó Khánh Hòa chiếm trên 75% (hơn 500ha) với sản lượng hàng năm từ 4.000 - 4.500 tấn, ước tính giá trị trên 700 tỷ đồng/năm. Hàng năm, Khánh Hòa xuất khẩu số lượng ốc hương khá lớn sang các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và một số nước châu Âu.
Người dân Khánh Hòa nuôi ốc hương 2 vụ/năm (vụ chính thả giống từ tháng 3 - tháng 4, vụ phụ thả giống từ tháng 9 - tháng 10), trong khi các tỉnh khác nhập giống ốc hương từ Khánh Hòa về nuôi và chỉ nuôi được 1 vụ/năm.
Khu vực chỉ dẫn địa lý gồm các xã, phường: Vạn Thọ, Vạn Phước, Vạn Khánh, Vạn Thắng, Vạn Hưng, Vạn Thạnh, thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh); Ninh Phú, Ninh Phước, Ninh Thủy, Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa); Cam Thịnh Đông, Cam Bình, Cam Nghĩa, Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam, Cam Thuận, Cam Linh (TP Cam Ranh). Chỉ dẫn địa lý này được bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam kể từ ngày ký quyết định 9/11/2021.
Phú Yên và Khánh Hòa là các tỉnh ven biển Nam Trung bộ, bờ biển dài nên rất có tiềm năng và lợi thế phát triển nuôi biển. Thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm ở Phú Yên mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho ngư dân ven biển, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh. Vì giá trị kinh tế cao, trung bình từ 1,2 - 2 triệu đồng/kg; thời gian nuôi khoảng 18 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 - 1,2 kg/con.
Ngày 5/11/2020, Bộ NN- PTNT phê duyệt Ðề án phát triển nuôi và xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025. Theo đó, tại tỉnh Phú Yên sẽ phát triển nuôi với hai hình thức gồm nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển và nuôi trong hệ thống tuần hoàn trên bờ; tổng diện tích nuôi là 1.000ha, tập trung tại đầm Cù Mông (253ha), vịnh Xuân Ðài (747ha) với tổng số 45.000 lồng, tương ứng khoảng 405.000m3.
Ốc hương Khánh Hòa từ lâu đã được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Khi nói đến các món ăn ngon của biển ở Khánh Hòa người ta nghĩ ngay đến các món ăn chế biến từ “Đệ nhất ốc” đó là ốc hương. Ốc hương Khánh Hòa quyến rũ người ăn bởi thịt ốc giòn ngọt, lúc nào cũng tươi ngon và luôn có hương thơm rất tự nhiên. Ốc hương là món ăn hạng nhất của biển và dễ chế biến thành các món ăn khác nhau. Ngoài ra, vỏ ốc hương còn được làm đồ trang sức và mỹ nghệ.
Theo người nuôi ốc hương ở Khánh Hòa, trung bình 1ha nuôi ốc hương sau 6 tháng thu hoạch khoảng 15 tấn (kích cỡ 140 - 150 con/kg). Với giá ốc trung bình 170 - 180 ngàn đồng, sau khi trừ phi phí người nuôi lãi khoảng một nửa.