Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam trong thời gian qua. Còn rất nhiều cơ hội cho nông sản của nước ta vào thị trường Mỹ khi có nhiều doanh nghiệp bán lẻ Mỹ muốn mua nhiều loại nông sản của Việt Nam.
Nhập khẩu hạt điều của Việt Nam sang Đức giảm trong năm nay do sự bùng phát của Covid-19, nhưng vẫn tiếp tục chiếm thị phần lớn trên thị trường đáng kể.
Nhận định dựa trên những chuyển biến tích cực trong tư duy đầu tư của các CEO và Tập đoàn hàng đầu của Việt Nam, trong bối cảnh Forbes vừa xếp hạng 4 CEO tiêu biểu của Việt Nam vào danh sách Tỷ phú của thế giới. Những chuyển biến bên trong của các Tập đoàn Kinh tế (tư nhân) của Việt nam rất đáng ghi nhận và phân tích.
Trong những năm gần đây các phương tiện thông tin đại chúng thường đề cập mô hình “3 nhà” hay “4 nhà”. Tinh thần liên kết từng bước đã được khẳng định trong một số doanh nghiệp trong nước. Chúng ta thường nhắc đến bốn nhà, bao gồm: Nhà nông, Nhà lãnh đạo, Nhà kỹ thuật, và Nhà doanh nghiệp.
Vai trò của thương hiệu chỉ mới được nhìn nhận trong thời gian gần đây như một chân lý tất yếu của sự phát triển bền vững. Thương hiệu là kết tinh tất cả các giá trị của sản phẩm, thương hiệu là lời cam kết sâu sắc nhất về chất lượng, thương hiệu còn là tinh tuý văn hoá của địa phương với các yếu tố lịch sử, địa lý, thổ nhưỡng, con người, cảnh quan.. kết tinh vào thương hiệu. Để từ đó thương hiệu với vai trò đại sứ của mình, mang hình ảnh và giá trị kết tinh các sản phẩm của mỗi địa phương đến với người tiêu dùng trên cả nước và cả thế giới.
Mùa thu hoạch rộ của nông sản Việt Nam đã ở ngưỡng cửa. Bớt đi những đợt giải cứu, đưa nông sản Việt Nam tới các thị trường, xa hơn nữa là tạo thương hiệu và giá trị gia tăng vẫn đang là câu chuyện thời sự. Tất cả những điều này đều nhằm trả lời cho câu hỏi mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt ra tại cuộc đối thoại gần đây với nông dân là cần phải làm gì trước khi gieo hạt.
Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu kinh tế quốc tế. Các ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó Nông Nghiệp được đánh giá sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên để không bị tụt hậu, ngành nông nghiệp phải nhanh chóng phát triển thành công chuỗi giá trị.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập đang ngày càng lớn tại Việt Nam, việc nâng cao chuỗi giá trị nông sản thực phẩm là điều tất yếu cần phải thực hiện nếu các doanh nghiệp nông nghiệp trong nước (nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và xa hơn là phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Chuỗi giá trị không chỉ theo nghĩa hẹp là một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty (để sản xuất ra một sản phẩm nhất định nào đó), mà còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là phải có sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau (như người sản xuất, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ,…). Để tạo nên một chuỗi giá trị sản phẩm hoàn thiện, các đối tượng tham gia chuỗi phải có sự phối hợp đồng đều và chặt chẽ với nhau. Nhưng trên thực tế, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp có thể hoạt động tốt chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp nhưng lại chưa thật sự hiệu quả trong chuỗi giá trị theo nghĩa rộng.