Đồng thời, đẩy mạnh phân tích sinh học phân tử nhằm góp phần bảo tồn quỹ gen các vi sinh vật gây bệnh mới trên động vật, từ đó cung cấp cho các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vacxin.
Về công tác kiểm nghiệm, khảo nghiệm vacxin, ông Tạ Hoàng Long cũng cho biết, thời gian qua Trung tâm đã hoàn thành công tác kiểm nghiệm đối với vacxin DTLCP của Công ty Navetco và Avac Việt Nam. Trong đó, Navetco đã hoàn thành công tác kiểm nghiệm và khảo nghiệm, Trung tâm đã hoàn thiện hồ sơ và báo cáo...
“Đối với vacxin DTLCP của Công ty Avac Việt Nam, Trung tâm đã hoàn thành kiểm nghiệm, kết quả đánh giá tốt. Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ xin phép khảo nghiệm. Ngoài ra, Tập đoàn Dabaco Việt Nam cũng đang phối hợp với Navetco để nghiên cứu về giống và vacxin thử nghiệm”, ông Tạ Hoàng Long nói.
Về vacxin cúm gia cầm, hiện Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc thú y Trung ương I đang triển khai đánh giá vacxin phòng bệnh H5N6 và H5N8, đã hoàn thành khảo nghiệm vacxin H5N8, Hội đồng đã họp và đánh giá kết quả khả quan trên gà, nhờ đó trước mắt đã có một vacxin có khả năng để phòng bệnh nếu có chủng virus H5N8 xuất hiện và bùng phát.
Đối với vacxin VDNC của công ty Avac Việt Nam, Trung tâm đã kiểm nghiệm xong và hiện đang hoàn thiện hồ sơ khảo nghiệm và sẽ trình Hội đồng trong thời gian tới. Về khảo nghiệm vacxin VDNC của Công ty Navetco, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc thú y Trung ương I đang triển khai và dự kiến đến tháng 4/2022 sẽ có kết quả.
Nhiều địa phương đã kiện toàn lại hệ thống thú y
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Năm 2021, ngành Thú y gặp vô vàn khó khăn trong việc vừa bảo vệ sức khoẻ con người (xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp PCR), vừa thực hiện nhiệm vụ Bộ NN-PTNT giao để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực thú y; kiện toàn lại hệ thống thú y để không bị đứt gãy ở cấp địa phương.
Toàn ngành Thú y đã nhận được sự chỉ đạo rất quyết liệt của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, nhất là công tác kiện toàn hệ thống. Đây là nhiệm vụ hết sức cấp bách, vì lực lượng thú y là “gậy” để chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác thú y từ Trung ương đến cơ sở.
Nhờ đó, trong nhiều năm qua, rất nhiều văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng đoàn Quốc hội và gần đây nhất là có Đề án 414 của Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương duy trì, kiện toàn hệ thống của Cục Thú y ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, huyện. Hiện nay rất nhiều tỉnh, thành đã và đang tách hệ thống thú y ra khỏi trung tâm dịch vụ nông nghiệp để không bị đứt gãy.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Quyết định 414 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030 là rất quan trọng, nhưng nếu Quyết định 414 chỉ dừng ở trên văn bản thôi thì không thể triển khai được toàn quốc.
"Bởi vậy, khi công tác ở tỉnh nào tôi cũng nói về các văn bản quy phạm pháp luật và chủ trương của Đảng, đồng thời nhấn mạnh không có Quyết định 414 của Thủ tướng thì không có hệ thống thú y, không có dịch tễ, không phòng bệnh, không an toàn thực phẩm, không xúc tiến thương mại, không xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản được và không thể năm nào Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng thu hút đào tạo 600 – 1.000 bác sỹ thú y”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói. Nói như vậy để thấy hệ thống quyết định sự phát triển của ngành thú y và là giải pháp hàng đầu để phát triển chăn nuôi và thuỷ sản.
Trong năm 2022, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu toàn ngành thú y tiếp tục triển khai chủ động, quyết liệt giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, lên kế hoạch chi tiết đối với từng nội dung công việc để bảo vệ thành quả của ngành chăn nuôi, thuỷ sản. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi,…