Nông nghiệp, chiếm 70% lượng nước tuần hoàn trên toàn thế giới, đóng một vai trò quan trọng trong việc ô nhiễm nguồn nước. Nông trại thải ra một lượng lớn hóa chất nông nghiệp, các chất hữu cơ, dư lượng thuốc, trầm tích và chất thải gia cầm, gia súc.
Theo một công bố mới được công bố vào tháng 8 năm 2017 của FAO, báo cáo mới về vấn đề ô nhiễm nước từ nông nghiệp: Báo cáo đánh giá toàn cầu, dự đoán và giám sát là những yêu cầu chủ yếu đối với việc quản lý các hoạt động nông nghiệp nhằm làm giảm các tác động nguy hiểm đối với tài nguyên nước nhấn mạnh rằng, ô nhiễm nguồn nước là mối quan tâm toàn cầu ngày càng tăng theo đà tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng tới sức khoẻ của hàng tỷ người.
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) và Chương trình Nước, Đất đai và Hệ sinh thái (WLE) do Viện Quản lý Nước Quốc tế (International Water Management Institute) - dẫn đầu nhu cầu về thực phẩm với những dấu chân nước cao như thịt từ các trang trại công nghiệp, cho thấy thâm canh nông nghiệp không bền vững và gây suy giảm chất lượng nước.
Sự tăng trưởng trong sản xuất cây trồng thể hiện chủ yếu thông qua việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân hoá học. Ngày nay, thị trường thuốc trừ sâu toàn cầu có giá trị hơn 35 tỷ USD mỗi năm. Một số quốc gia - như Argentina, Malaysia, Nam Phi và Pakistan - đã tăng trưởng hai con số về mức độ sử dụng thuốc trừ sâu.
Ông Eduardo Mansur, Giám đốc Phân viện Đất và Nước của FAO cho biết, ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao và nhiều nền kinh tế đang nổi, ô nhiễm nông nghiệp đã vượt qua sự ô nhiễm từ các khu định cư và các ngành công nghiệp. Ông Mansur cũng cho rằng, vấn đề đầu tiên là bài toán tìm ra giải pháp cho vấn đề này một cách đầy đủ.
Hiện nay, diện tích đất đai được quy hoạch cho thủy lợi đã tăng gấp đôi trong vài năm gần đây, từ 139 triệu ha (năm 1961) lên 320 triệu (vào năm 2012). Trong khi đó, tổng số gia súc đã tăng từ 7,3 tỷ vào (năm 1970) lên 24,2 tỷ (trong năm 2011). Sản lượng chăn nuôi hiện chiếm 70% tổng diện tích đất nông nghiệp và 30% bề mặt đất của hành tinh.
Hơn nữa, nuôi trồng thủy sản đã tăng hơn 20 lần kể từ những năm 1980, đặc biệt ở châu Á. Tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu đạt 167 triệu tấn vào năm 2014. Thức ăn cho cá và thức ăn thừa từ nuôi thủy sản nuôi đã làm giảm chất lượng nước cùng với dư chất kháng sinh, thuốc diệt nấm và chất tẩy rửa, làm sạch đã góp phần gây ô nhiễm hệ sinh thái hạ lưu ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các chất Nito xuất phát từ sản xuất nông nghiệp hiện nay là chất gây ô nhiễm hóa học phổ biến nhất trong các tầng nước ngầm. Các hệ sinh thái thủy sản bị ảnh hưởng đáng kể bởi ô nhiễm nông nghiệp, ví dụ, quá dưỡng do tích tụ chất dinh dưỡng trong hồ và các vùng nước ven biển ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và nghề thủy sản, ở hầu hết các khu vực trên thế giới đã được xác định có bất thường về sự quá dưỡng.
Trong khi thực thế là hơn một phần tư sản lượng lương thực bị thất thoát trong chuỗi cung cấp thực phẩm, chiếm 24% lượng nước ngọt sử dụng trong sản xuất lương thực, 23% diện tích đất trồng trọt toàn cầu và 23% tổng lượng sử dụng phân bón toàn cầu.
Theo những kết quả trên, 38% nguồn nước tại Châu Âu đang bị ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp và đang ngày càng phải chịu nhiều áp lực do tăng trưởng sản xuất nông nghiệp ở các quốc già này. Tại Hoa Kỳ, nông nghiệp là nguồn ô nhiễm chính ở các dòng sông và suối, là nguồn ô nhiễm chính thứ hai ở các vùng đất ngập nước và nguồn gây ô nhiễm thứ ba nguồn nước ở các hồ. Ở Trung Quốc, nông nghiệp chịu trách nhiệm về một lượng lớn ô nhiễm nước mặt và chỉ chịu trách nhiệm về ô nhiễm nito ở nguồn nước dưới đất.
Sự ô nhiễm này gây ảnh hưởng đến các hệ sinh thái thủy sinh, sức khoẻ con người và các hoạt động sản xuất. Ví dụ, nồng độ nitrat cao trong nước có thể gây ra "hội chứng da xanh da trời", một bệnh có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
Đối với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các chi phí môi trường và xã hội gây ô nhiễm nguồn nước do nông nghiệp ước tính vượt quá hàng tỷ ngân sách quốc gia.
Các giải pháp về chính sách và ưu đãi
Các chính sách và khuyến khích hợp lý cần được thúc đẩy, tuy có thể có những khó khăn và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu lương thực tăng lên một cách vừa phải. Một loạt các biện pháp về chính sách kết hợp đi kèm với nhau sẽ có thể đạt được những hiệu ứng và hiệu quả nhất định. Các phân tích gần đây cho thấy rằng, một sự kết hợp của các phương pháp tiếp cận (các quy định, khuyến khích kinh tế và thông tin) hoạt động tốt hơn các quy định cứng nhắc.
Trong sản xuất cây trồng, các biện pháp quản lý để giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do phân hữu cơ và thuốc trừ sâu bao gồm hạn chế về loại hình, số lượng và thời gian áp dụng để trồng cây.
Thành lập các vùng bảo vệ nguồn nước mặt ngay trong các trang trại hay vùng đệm xung quanh trang trại, đây là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc giảm thiểu di chuyển, lan tỏa ô nhiễm trong nguồn nước.
Hơn nữa, cần có những biện pháp trong kế hoạch tưới tiêu giảm lượng nước tưới, giảm lượng di chuyển ô nhiễm phân bón và thuốc trừ sau đến các nguồn nước tự nhiên.
Cách tốt nhất để giảm thiểu các áp lực đối với các hệ sinh thái dưới nước là tránh hoặc hạn chế việc đưa các chất gây ô nhiễm vào trong nguồn nước. Các kỹ thuật tại các vùng phi nông nghiệp đơn giản cần được khuyến khích chẳng hạn như các thành lập và bảo vệ vác vùng đệm của vùng ven biển hoặc đất ngập nước. Đối với các vùng đệm cần được thiết lập và áp dụng công nghệ quản lý tốt.
Hệ thống tích hợp trong đó trồng cây, các loại rau, gia súc và cá được quản lý chung có thể làm tăng tính ổn định của sản xuất, hiệu quả sử dụng tài nguyên và tính bền vững môi trường. Trước khi có bất kỳ hành động thực tế nào, các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch và biết được trạng thái của các hệ sinh thái dưới nước, tính chất và thủy động lực của các tác nhân và áp lực dẫn đến suy thoái chất lượng nước cũng như các tác động của suy thoái nguồn nước.
Báo cáo này đưa ra nhiều cách để giảm ô nhiễm thông qua các phương pháp thử và thử nghiệm thực tế. Ông Mansur – đứng đầu báo cáo cho biết "ngày nay, chúng ta phải tăng tốc nỗ lực để đạt được mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 để tạo ra một thế giới bền vững hơn và công bằng hơn cho tất cả mọi người."
Báo cáo đầy đủ xem tại:
http://www.fao.org/3/a-i7754e.pdf