April 8, 2022
Buổi tọa đàm “Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật” do Trung tâm BSA phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý NN&PTNT II tổ chức. Ảnh: Nguyễn Thủy.
Một trong những doanh nghiệp (DN) Việt đầu tiên chinh phục được tiêu chuẩn Organic JAS một cách “may mắn”, ông Trần Phong Lan, Chủ tịch HĐQT Seagull ADC cho biết, ngay từ khi bắt đầu làm nông nghiệp, mục đích của DN là muốn làm ra sản phẩm sạch, ngon phục vụ cho chính người tiêu dùng Việt. DN bắt đầu đạt các tiêu chuẩn VietGAP, LocalGAP và bắt đầu nói không với chất hóa học, không sử dụng chế phẩm, phân bón hóa học, mà tự chế ra các chế phẩm sinh học sử dụng bón cho cây trồng. “Chúng tôi thực hành, đào tạo nhân viên ý thức được sự độc hại của việc sử dụng hóa học trong nông nghiệp. Và quan trọng là tất cả đều được thực hành ghi chép lại nhật ký đầy đủ quy trình từ khi gieo hạt cho đến khi thu hoạch.
"Đứng về mặt tư vấn cho các doanh nghiệp, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, khi doanh nghiệp, HTX muốn bước ra thị trường thế giới, thì tiêu chuẩn thấp nhất phải đạt được là LocalGAP. Đây là tiêu chuẩn bước đệm, bước trung chuyển để đi từ VietGAP, bước một bước ra thị trường thế giới. Khi đạt được LocalGAP thì doanh nghiệp, HTX sẽ được đánh giá bởi các tổ chức quốc tế, dễ hơn GlobalGAP, nhưng vẫn nằm trong hệ thống GlobalGAP toàn cầu."
Khi chuyên gia Nhật Bản tiếp cận với farm trồng dưa lưới của chúng tôi tại Tây Ninh, họ rất ngạc nhiên với quy trình mà chúng tôi thực hiện. Những kiến thức chúng tôi áp dụng vào là những kiến thức mà cha ông ta đã dùng từ bao đời xưa, không dùng chất hóa học, cộng với kiến thức từ việc ghi chép, về việc tuân thủ các quy trình. Chính lúc ấy, họ đã giúp chúng tôi có được chứng nhận tiêu chuẩn JAS, mà không phải thông qua đơn vị tư vấn nào ở Việt Nam”, ông Phong Lan nói.
Theo ông Phong Lan, một trong yêu cầu đầu tiên để đạt chứng nhận hữu cơ JAS là đất phải hữu cơ, nghĩa là phải bỏ hoang 3 năm để loại bỏ kim loại nặng, chất hóa học… Tuy nhiên, ông Phong Lan cho rằng, trong 3 năm ấy, không nhất thiết phải bỏ hoang đất, chỉ cần áp dụng tiêu chuẩn LocalGAP, nói không với chất hóa học thì vẫn sản xuất tốt. “Chúng tôi không dán tem nhãn của JAS mà phát triển một tem nhãn riêng là DennyGreen – sản phẩm nuôi trồng theo định hướng hữu cơ. Như vậy, chúng tôi giải quyết được việc bỏ hoang đất, bỏ hoang chuồng trại trong 3 năm”, Chủ tịch HĐQT Seagull ADC chia sẻ.
Tương tự, HTX Tấn Đạt (tỉnh Vĩnh Long) cũng có hành trình 10 năm đầy gian nan chinh phục chứng nhận hữu cơ với 65 thành viên, 100 hecta diện tích đất sản xuất. Ông Đoàn Văn Tài, Giám đốc HTX Tấn Đạt cho biết, mò mẫm để sản xuất ra sản phẩm mang lại sức khỏe cho cộng đồng, đem lại môi trường xanh sạch, mãi đến năm 2014, mô hình sản xuất hữu cơ của HTX Tấn Đạt mới thành công cho đến hôm nay. Hiện HTX SXDV Tấn Đạt đã đạt 3 chứng nhận Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Theo ông Tài, các HTX muốn sản xuất hữu cơ chuẩn mực ngoài việc cải tạo loại bỏ độc tố, kim loại nặng trong đất, nước; cần xây dựng thêm một điều lệ riêng về quy trình sản xuất chung cho toàn bộ hội viên, để tạo ra sản phẩm chất lượng. Đồng thời, cần vận động thành lập được chuỗi liên kết sản xuất bền vững, có thị trường tiêu thụ.
Tại buổi tọa đàm “Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật” do Trung tâm BSA phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý NN&PTNT II tổ chức cuối tuần qua, TS Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn kinh tế hợp tác Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp - phát triển nông thôn II cho biết, Nhật Bản là quốc gia với 126 triệu dân có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ngày càng tăng.
Hiện Nhật Bản nhập khẩu nhiều sản phẩm sơ chế chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt, trứng, và các mặt hàng từ đậu nành, ngũ cốc, rau quả Việt Nam. Cuối năm nay, nhãn của Việt Nam sẽ được đi chính ngạch vào thị trường Nhật Bản và sẽ còn nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam có cơ hội vào thị trường Nhật Bản trong thời gian sắp tới. Dư địa, tiềm năng của thị trường Nhật Bản hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên, Nhật Bản là quốc gia đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cực kỳ khó khăn, nếu đạt được các tiêu chuẩn, yêu cầu của Nhật Bản thì nông sản Việt gần như dễ dàng đi sang các thị trường khác.
Là người có nhiều kinh nghiệm đưa trên 100 sản phẩm nông sản, thủy hải sản đã qua sơ chế và bánh kẹo… Việt sang phân phối, tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản, bà Yumi Nishida - Tường Mỹ, Giám đốc Công ty CP XNK Yoshimi cho biết, có khoảng gần 500.000 người Việt sinh sống tại Nhật Bản, đây là “người tiêu dùng” lớn các sản phẩm của Việt Nam xuất sang.
Để nông sản Việt xuất sang thị trường Nhật, ngoài việc trồng theo phương pháp hữu cơ, bà Tường Mỹ lưu ý, các doanh nghiệp cần đảm bảo đúng quy trình ở khâu sơ chế, chế biến, không để sản phẩm nhiễm chất Ecoli, chất bảo quản. “Người Nhật thích những trái cây đông lạnh như sầu riêng, mít, nhãn và có nhu cầu nhập nhiều mặt hàng này. Tuy nhiên, tôi lo ngại các mặt hàng này thường vướng vào chất bảo quản và nhiễm khuẩn E.coli nên chưa dám xuất khẩu nhiều. Đặc biệt, Nhật có nhu cầu rất lớn về các loại rau củ đóng hộp như các loại rau cải để phục vụ cho các bệnh viện, viện dưỡng lão”, bà Tường Mỹ chia sẻ.
Theo bà Ino Mayu, điều phối viên Chương trình “Seed to Table”, dựa trên lợi thế của thiên nhiên, địa lý, khí hậu của Việt Nam, có thể sản xuất được nhiều sản phẩm nông sản đa dạng. Hiện Nhật Bản nhập nông sản đã qua chế biến từ Việt Nam là chính, nông sản tươi còn rất khiêm tốn.
Để đáp ứng tiêu chuẩn JAS của Nhật không quá khó, nông dân Việt Nam chỉ cần tập trung làm bài bản, kiên trì theo một quy trình đồng bộ. “Tôi mong muốn làm sao người Việt Nam hướng sản xuất nông sản hữu cơ, cố gắng đặt mục tiêu cao vừa bảo vệ môi trường, vừa đạt được nhu cầu về thị trường chung của thế giới.
Đặc biệt, các bạn nên tập trung nâng cao công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch để tăng thêm giá trị cho nông sản tươi Việt Nam. Sau đại dịch Covid-19, người Nhật đang có xu hướng tìm mua các loại hạt, nước ép trái cây đã qua chế biến. Ngoài ra, họ cũng thích trái cây đóng hộp, trái cây đông lạnh của Việt Nam”, bà Ino Mayu nói.
“Con đường làm nông nghiệp hữu cơ không dễ dàng, nhưng nếu chúng ta xuất phát từ cái tâm, muốn làm hữu cơ, muốn làm đồ sạch, và kiên trì với nó chúng ta sẽ thành công”, ông Trần Phong Lan, Chủ tịch HĐQT Seagull ADC nói.
Nguồn: Nguyen Thuy - Báo Nông nghiệp Việt Nam
Loại:
November 22, 2021
Loại: Bán sỉ Thịt
November 22, 2021
Loại: Bán sỉ Thịt
November 22, 2021
Loại: Bán sỉ Thịt
November 19, 2021
Loại:
November 19, 2021
Loại: Xuất khẩu Hạt điều
Mar 14, 2016