May 11, 2022
Việt Nam là quốc gia có thế mạnh trong nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu. Đặc biệt, ngành nuôi tôm đang tạo ra “cú hích” cho người dân và doanh nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, hiện tại nghề nuôi tôm vẫn chưa thật sự bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy đâu là nguyên nhân? Ông Phan Thanh Thiên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển khoa học quốc tế Trường Sinh đã có những chia sẻ về những rủi ro cũng như định hướng để ngành nuôi tôm phát triển bền vững hơn.
Ngành thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng đang gặp những vấn đề khó khăn như: Các lô hàng xuất khẩu bị trả về do chất lượng sản phẩm không đảm bảo, cũng như những thiệt hại do dịch bệnh gây ra còn ở mức cao. Là doanh nghiệp lớn trong ngành thủy sản, ông đánh giá như thế nào về những rủi ro mà nghề nuôi tôm đang gặp phải, thưa ông?
Theo cá nhân tôi, các lô hàng xuất khẩu bị trả về do chất lượng sản phẩm không đảm bảo, cũng như những thiệt hại do dịch bệnh gây ra bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Về nguyên nhân khách quan có thể do sự biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp như: nắng nóng, mưa lớn kéo dài trên diện rộng, xâm nhập mặn, nhiệt độ thay đổi thất thường… đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, quá trình sinh trưởng và năng suất của con tôm.
Về nguyên nhân chủ quan, nhiều người dân phần lớn vẫn nuôi tôm theo cách truyền thống, chưa chuyển đổi và đầu tư được nhiều về mô hình, kĩ thuật nuôi. Trong khi đó, nuôi tôm rất cần vốn kiến thức lớn, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ thuật tốt. Ngoài ra, người dân có thói quen canh tác dễ dẫn đến tôm không đạt năng suất như: nuôi tôm với mật độ quá cao, lạm dụng nhiều hóa chất kháng sinh gây lờn thuốc, thoái hóa môi trường nuôi…
Để hạn chế tôm bị nhiễm bệnh và gia tăng tỉ lệ thành công của vụ nuôi, chúng ta cần có những biện pháp nào phù hợp với bối cảnh hiện tại, thưa ông?
“Nuôi nước trước nuôi tôm” và “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói tôi luôn tâm niệm đúng đắn tại mọi thời điểm. Thực tế cho thấy, trong suốt quá trình nuôi tôm, phần lớn người dân chưa quan tâm đến vấn đề phòng bệnh cho tôm. Việc phòng bệnh rất quan trọng nếu không tôm dễ bị nhiễm bệnh, rất khó để điều trị và chi phí cao.
Bên cạnh đó, nhiều người dân chọn hướng phòng bệnh bằng kháng sinh dẫn đến hệ lụy lờn thuốc, tôm chậm lớn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vụ nuôi. Vì vậy biện pháp của chúng ta ngay bây giờ là phòng bệnh theo hướng bền vững.
Theo đó, người dân cần sử dụng thảo dược và chế phẩm sinh học thay thế cho hóa chất kháng sinh, Từ đó giúp tôm phòng bệnh tốt hơn, hấp thu thức ăn triệt để, ổn định được hệ sinh thái môi trường ao nuôi. Đặc biệt, tiết kiệm được chi phí điều trị cho người nuôi.
Hiện nay, rất nhiều người nuôi tôm đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm bằng thảo dược. Vậy theo ông, việc nuôi bằng thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ trở thành chìa khóa để ngành thủy sản bền vững trong tương lai?
Nuôi bằng thảo dược và chế phẩm sinh học đang trở thành “chìa khóa vàng” để phát triển ngành thủy sản bền vững. Hiện nay, đa số những khách hàng của Trường Sinh khi đã sử dụng các sản phẩm thảo dược đều phản hồi tích cực và cam kết sử dụng lâu dài. Hầu hết các sản phẩm đều được đánh giá cao như: TS 999 phòng trị bệnh phân trắng, SDK diệt khuẩn từ thảo dược, TS 1001, TS 1002, TR555 phòng trị các bệnh lý trên gan…
Điều dễ nhận thấy là các sản phẩm thảo dược giải quyết được được tồn đọng của kháng sinh, phòng bệnh cho tôm tốt nhưng không lờn thuốc, an toàn và thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triển vượt bậc. Việc sử dụng các sản phẩm thảo dược sẽ xây dựng được uy tín con tôm trên thị trường quốc tế, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và người nuôi.
Ông Lê Tấn Dùm, người nuôi tôm tại huyện Duyên hải (Trà Vinh) đã sử dụng các sản phẩm thảo dược Trường Sinh để phòng bệnh từ rất nhiều năm qua. Kết quả, so với việc áp dụng hóa chất kháng sinh thì việc sử dụng thảo dược giúp tôm phát triển nhanh và đều cỡ và ít bệnh hơn rất nhiều so với trước. Trong vụ gần nhất, với chỉ 3 tháng nuôi, Ông Dùm đã nuôi tôm về size 28 con, trên ao tôm với diện tích chỉ 1200m3 nước thu hoạch với sản lượng 4 tấn tôm.
Là Tập đoàn lớn thành công với lĩnh vực sản xuất thuốc thủy sản từ thảo dược, Trường Sinh Group đã vượt qua những khó khăn trong dịch bệnh và gặt hái được những thành công như thế nào trong năm 2021 vừa qua, thưa ông?
Trong năm qua, tuy gặp phải những khó khăn nhất định nhưng chúng tôi coi đó là cơ hội để thay đổi cách thức và tư duy làm việc. Theo đó, chúng tôi đã thay đổi chiến lược kinh doanh và tiếp tục đầu tư cho hệ thống máy móc trang thiết bị trang bị cho nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Tuy dịch bệnh nhưng nhu cầu sử dụng thuốc thảo dược của Trường Sinh trong nuôi trồng thủy sản vẫn ở mức cao nên việc đầu tư cho chất lượng sản phẩm là điều không thể thiếu. Bằng sự nỗ lực đó, Trường Sinh Group đã vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh với doanh thu tăng 20% so với năm trước đó.
Trong năm 2022, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu cho ra các sản phẩm mới phục vụ ngành thủy sản, đồng thời tiếp tục đầu tư mở rộng các mô hình nuôi tôm bằng thảo dược. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi không đơn thuần là bán được hàng, mà muốn cung cấp cho thị trường thủy sản những sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần trong việc tôn vinh thương hiệu cho con tôm Việt Nam phát triển bền vững hơn.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Tuấn Anh - nongnghiepviet.vn
Loại:
November 22, 2021
Loại: Bán sỉ Thịt
November 22, 2021
Loại: Bán sỉ Thịt
November 22, 2021
Loại: Bán sỉ Thịt
November 19, 2021
Loại:
November 19, 2021
Loại: Xuất khẩu Hạt điều
Mar 14, 2016