Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì việc mở rộng thị trường cũng gặp phải không ít khó khăn, nếu không muốn muốn là nhiều hơn thuận lợi mà ở đây tôi chỉ xin điểm một số.
Đầu tiên là tình trạng lạm phát gia tăng dẫn đến giá cả tăng và người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, lựa chọn cẩn thận hơn về hàng thực phẩm.
Yêu cầu về về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dich động thực vật của Hoa Kỳ rất cao. Hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu vào thị trường này có thể đa dạng về chủng loại và và giá cả, nhưng yêu cầu về an toàn thực phẩm luôn phải được được đảm bảo và có cả một hệ thống các cơ quan thực thực thi pháp luật tiến hành kiểm soát với quy trình rất nghiêm ngặt.
Ngoài ra còn có yêu cầu về lao động và môi trường. Ví dụ, đến năm 2023 Hoa Kỳ sẽ chỉ cho phép nhập khẩu thủy sản đánh bắt từ các nước có hệ thống kiểm soát nghề cá không gây tác động lớn tới thú biển. Điều này sẽ đặt ngành thủy sản của Việt Nam trước thách thức vô cùng to lớn.
Hệ thống các quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ rất phức tạp ở cấp bang và cấp liên bang. Thực phẩm nhập khẩu thường tuân thủ các quy định cấp liên bang, nhưng để lưu thông được tại các bang hoặc địa bàn cơ sở thì lại chịu sự điều chỉnh của luật từng bang. Về nguyên tắc, các quy định cấp bang có thể nghiêm ngặt hơn nhưng không được phép lỏng hơn so với quy định cấp liên bang.
Hoa Kỳ là thị trường rộng mở đối với hàng nông sản nhập khẩu nhưng cũng chính vì đặc điểm này mà Hoa Kỳ cũng trở thành thị trường khó khăn và cạnh tranh bậc nhất. Việt Nam không chỉ phải phải canh trạnh với các nước có cùng chủng loại sản phẩm mà còn phải đấu ngay chính với các nhà sản xuất nội địa.
Thực tế, các nhà phân phối bán lẻ chỉ thay đổi nhà cung cấp cấp khi họ thấy giá cả cạnh tranh và đáp ứng đủ đơn hàng theo yêu cầu của họ, mà đây lại là điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam do thường sản xuất trên quy mô nhỏ, tính liên kết yếu, thường không đủ đáp ứng những đơn hàng lớn.
Khoảng cách địa lý xa, hệ thống logistics yếu kém cũng là yếu tố bất lợi so với các nước trong khu vực Nam Mỹ, làm giảm khả năng cạnh tranh của nông sản Việt.
Khi xuất khẩu nông sản hàng hóa sang Hoa Kỳ ngày càng tăng thì chúng ta cũng phải đối mặt với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ngày càng nhiều. Điều này là thực tế hết sức hiển nhiên, các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó. Ví dụ cụ thể là cá tra, cá ba sa hay tôm Việt Nam đã phải trả qua nhiều năm bị điều tra áp thuế, hay gần đây họ đã ra phán quyết sơ bộ áp thuế mật ong thô của Việt Nam lên mức rất cao, hơn 400%.
Một số lưu ý
Cần có sự chuẩn bị chu đáo, chuyên nghiệp, bao gồm có nghiên cứu cụ thể về phân khúc thị trường, dòng sản phẩm, tìm hiểu về các quy trình thủ tục đối với từng loại sản phẩm, các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, bao bì đóng gói, tính toán đến cả chi phí tiếp cận thị trường.
Sự chuyên nghiệp còn thể thể hiện ở nội dung trang web giới thiệu công ty, giới thiệu sản phẩm hay ở cách giao dịch với đối tác Hoa Kỳ và điều quan trọng phải cho người dân Mỹ thấy được cách mình tạo ra sản phẩm hay lợi ích về sức khỏe đối với sản phẩm đặc sản nhiệt đới, ví dụ trà thảo dược…
Cần tích cực tham gia các hội chợ nông sản thực phẩm cả trực tuyến và trực tiếp. Đây là kênh tìm kiếm khách hàng phổ biến và đa dạng nhất.
Lưu giữ đầy đủ hồ sơ quá trình sản xuất, chế biến để truy xuất thông tin và phục vụ các đợt thẩm tra tại chỗ của các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ. Trong trường hợp xảy ra các vụ điều tra phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với các cơ quan thuộc Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT để nắm bắt thông tin cần thiết, kịp thời.