July 27, 2018
Tiền Giang: Hiệu quả mô hình ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp
Hiện nay, đa số các phế phẩm từ nông nghiệp đều bị nông dân đốt bỏ. Theo các nhà khoa học, các phế phẩm nông nghiệp nếu biết tận dụng làm phân hữu cơ sẽ giúp nông dân giảm được chi phí đầu vào.
Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng khóm (dứa) trên 16.500ha, cây lúa trên 6.000ha, cây khoai mỡ, rau màu các loại trên 500ha, thanh long khoảng 560ha , cây ăn trái các loại 100ha. Theo tính toán, giá phân bón vụ mùa 2018 cho lúa, bắp (ngô) khoảng 10 triệu đồng/ha, rau màu 20-30 triệu đồng/ha, đậu phộng (lạc) 5-6 triệu đồng/ha. Song nếu nông dân tận dụng các phế phẩm từ nông nghiệp như: rơm rạ, thân, lõi và vỏ trái bắp, thân cây đậu, vỏ đậu phộng, vỏ khóm, dây khoai mỡ để ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí mua phân bón. Đồng thời, đất được bón nhiều phân hữu cơ sẽ màu mỡ, góp phần tăng năng suất cây trồng, tránh các chất tồn dư gây hại trong nông sản, bảo vệ môi trường và giúp sản xuất nông nghiệp bền vững.Thực tế, ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp không mất nhiều công nên nông dân có thể tận dụng thời điểm nông nhàn để làm.
Từ tháng 8/2015, Trạm Khuyến nông Tân Phước đã triển khai mô hình “Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ trên cơ cấu sản xuất lúa mùa – lạc” quy mô 20ha với 30 hộ dân xã Tân Hòa Đông tham gia; thực hiện ủ phân hữu cơ compost. Qua các năm, theo vết dầu loang từ mô hình khuyến nông, nhiều hộ nông dân đã làm theo, góp phần thay đổi tập quán của nông dân vùng sâu đất phèn.
Ông Nguyễn Văn Thành, ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước cho hay, gia đình ông mỗi vụ trồng hơn 1ha khóm, khoai mỡ, khi thu hoạch xong, chặt đầu khóm, gom thu dây khoai thì đều đốt bỏ. Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, ông đã tận dụng dây khoai, bả khóm, cỏ dại xung quanh, dùng chế phẩm sinh học Compsot để ủ thành phân hữu cơ. Với gần 1ha trồng khoai, ông thu được 5 tấn dây đem ủ. Tổng cộng chi phí công, thuốc, phân để ủ hết hơn 4 triệu đồng, song thu được 5 tấn phân hữu cơ trị giá 10 triệu đồng, tính ra ông vẫn lời gần 6 triệu đồng so với bỏ tiền ra mua phân bón.
Mặt khác qua chuyển giao khoa học kỹ thuật từ chương trình khuyến nông, nhiều nông dân mạnh dạn mở rộng diện tích luân canh đậu phộng với cây khoai mỡ đã đạt hiệu quả kinh tế cao. Qua canh tác, nông dân xã Tân Hòa Đông đã nhận thức lợi ích từ nguồn phân hữu cơ trả lại đất, giúp đất tơi xốp, giảm lượng phân vô cơ nhất là phân đạm, tăng năng suất cây trồng. Tuy giá đậu bấp bênh, dao động từ 9.000– 13.000 đồng/kg nhưng nông dân vẫn có lãi cao. Anh Lê Việt Hà trồng 1,5ha đậu phộng, sau 90 ngày thu hoạch đạt năng suất 5 tấn, bán giá 10.000đồng/kg, trừ mọi chi phí, anh còn lãi 35 triệu đồng.
Mô hình ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp đem lại lợi ích thiết thực, tiết kiệm chi phí phân bón mà còn đảm bảo môi trường, ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Tân Phước
Loại:
November 22, 2021
Loại: Bán sỉ Thịt
November 22, 2021
Loại: Bán sỉ Thịt
November 22, 2021
Loại: Bán sỉ Thịt
November 19, 2021
Loại:
November 19, 2021
Loại: Xuất khẩu Hạt điều
Mar 14, 2016