Trong suốt 29 năm qua, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ Việt Nam thông qua các nguồn viện trợ, vốn vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật, bổ sung nguồn lực quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Các tỉnh Tây Nguyên có nhiều lợi thế để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Chuyển hướng sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao được coi là con đường phát triển đúng đắn, bền vững của nông nghiệp Tây Nguyên.
Tỉnh Khánh Hòa sẽ tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm phục vụ sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Một chương trình giới thiệu hàng hóa, thực phẩm Việt Nam tại Vương quốc Anh đang được triển khai tại Siêu thị Longdan ở thị trấn Crawley, cách thủ đô London khoảng 45km về phía Nam.
Dù được bán với giá khoảng 550.000 đồng/kg vào năm ngoái, vải thiều tươi nhập khẩu từ Việt Nam vẫn vắng bóng ở thị trường Hà Lan trong niên vụ 2022.
Cùng hàng loạt mặt hàng tăng giá, dự báo giá lương thực thế giới còn tiếp tục tăng, Việt Nam nắm bắt cơ hội trong thách thức như thế nào? Câu hỏi cần lời giải cho ngành lúa gạo, các ngành kinh tế liên quan, doanh nghiệp nông nghiệp và bà con nông dân.
Từ cách làm của Thái Lan, ngành nông nghiệp trong nước cần có góc nhìn mới, giúp người nông dân tự ý thức được trách nhiệm, bổn phận trong phát triển bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đang trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.