July 26, 2022
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN - KN) Quảng Bình vừa tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng sen tại xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh.
Được sự hỗ trợ 30 % chi phí mua giống, vật tư phân bón và 100% kinh phí triển khai thực hiện từ Trung tâm KN - KN Quảng Bình, mô hình bắt đầu triển khai từ tháng 4/2022 trên diện tích 5,1ha. Đây là những vùng đất sinh lầy, trước đây nuôi thả cá, vịt và trồng lúa 1 vụ nhưng bị nhiễm phèn nặng nên kém hiệu quả…
Mô hình nhằm chuyển giao kỹ thuật trồng sen trên vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển đổi để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp. Từ đó đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như hiệu quả để làm cơ sở nhân rộng, đồng thời tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm sen theo chuỗi giá trị…
Giống sen được đưa vào trồng là sen hồng cao sản Huế, sạch bệnh, hom giống có 1 - 2 lá mập, khỏe, đường kính lá lớn của cây giống là 30cm, cây không bị dập lá hay gãy cọng hoặc gãy thân ngầm. Trong quá trình thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm KN - KN đã về trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh… đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Kết quả từ hội thảo đầu bờ cho thấy, sau gần 4 tháng thực hiện mô hình, giống sen hồng cao sản Huế được trồng có số gương đạt 57 – 60 cái/10m2, số hạt chắc mỗi gương sen nhiều với 26 – 30 hạt và khối lượng trung bình đạt trên 202g/100 hạt; sản lượng ước tính khoảng 3 tấn/ha.
Qua hạch toán kinh tế cho thấy, với giá bán trên thị trường hiện nay là 55.000 đồng/kg hạt sen chưa tách vỏ, 160.000 đồng/kg hạt đã tách vỏ và 7.000 đồng/bông sen tươi…, mỗi ha trồng sen trên đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, sau khi trừ chi phí cho lãi khoảng 21 triệu đồng, cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa.
Thạc sỹ Hồ Thị Thủy, Phó trưởng Phòng Chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm KN - KN tỉnh Quảng Bình) cho biết, trong 2 năm 2020 và 2021, đơn vị cũng đã triển khai thực hiện các mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng sen tại các xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch), xã Sơn Thủy, Phong Thủy (huyện Lệ Thủy) và đều đạt kết quả khả quan. Qua hạch toán kinh tế từ những mô hình này cho thấy, với 1ha trồng sen trên đất lúa kém hiệu quả, sau khi trừ chi phí sản xuất trực tiếp, nông dân thu lãi khoảng 33 - 36 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Ví dụ hộ ông Trương Văn Ánh ở xã Sơn Thủy (huyện Lệ Thủy) ngoài thu nhập từ nguồn bán các sản phẩm từ cây sen, còn đầu tư cầu tre, nhà chòi, tạo bối cảnh và cho thuê trang phục để phục vụ khách tham quan có nhu cầu chụp hình giữa hồ sen với giá 20.000 đồng/lượt, giúp tăng thêm thu nhập.
Theo đánh giá của Trung tâm KN - KN tỉnh Quảng Bình, việc chuyển giao kỹ thuật trồng sen trên đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả khắc phục được tình trạng đất bị nhiễm phèn nặng phải bỏ hoang, vừa cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và có thể kết hợp được với khai thác du lịch.
Nguồn: Nguyễn Trọng Hiểu - nongnghiep.vn
Loại:
November 22, 2021
Loại: Bán sỉ Thịt
November 22, 2021
Loại: Bán sỉ Thịt
November 22, 2021
Loại: Bán sỉ Thịt
November 19, 2021
Loại:
November 19, 2021
Loại: Xuất khẩu Hạt điều
Mar 14, 2016