Lựa chọn hướng đi riêng nuôi gà bằng thảo dược, HTX gà vi sinh Thu Thoan ở Minh Phú, Sóc Sơn, HN xuất bán hàng nghìn con gà “đút túi” 600 triệu đồng/năm.
Trên diện tích 1 ha, hơn 3.000 con gà thịt và gà giống được nuôi nhốt, chăn thả kết hợp. Trung bình mỗi tháng HTX xuất bán 1.000 con/lứa, sau khi trừ tất cả chi phí... chị Nguyễn Thị Thu Thoan giám đốc HTX “đút túi” khoảng 50 triệu đồng.
Có kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi, chị Thoan chia sẻ: “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, giúp đàn gà không bị mắc các bệnh về đường hô hấp, môi trường nuôi không có mùi hôi thối, đảm bảo sức khỏe cho người chăn nuôi cũng như đàn vật nuôi. Sau mỗi lứa gà thì thu hoạch đệm lót, đưa ra ngoài ủ trở thành nguồn phân bón hữu cơ cho cây xanh”.
Cụ thể, chi phí cho nền lót với độ dày 20cm trên 100m² diện tích nền, có thể nuôi 1.000 con gà khoảng từ 2,5 đến 3 triệu đồng.
Đặc biệt về nguyên liệu làm thức ăn cho đàn gà, chị Thoan bật mí: Nguyên liệu gồm cám ngô, cám gạo, đỗ tương, sâm đương quy, nghệ… Tất cả được nghiền thành bột, loại nào riêng loại ấy. Khi nào ủ làm thức ăn cho đàn gà thì mới bắt đầu phối trộn theo tỉ lệ.
Chị Thoan tâm sự, nhờ có loại thức ăn độc đáo kể trên nên đàn gà lúc nào cũng khỏe, ít bệnh tật, chất lượng thịt thơm ngon.
Là người trực tiếp chăm sóc, theo dõi, sáng tạo ra phương pháp phối trộn thảo dược cho gà ăn. Chị Thoan mong muốn nhân rộng mô hình cho các bà con khắp các tỉnh thành để có nguồn cung “gà sạch” đến tận tay người tiêu dùng.
Theo chị Thoan, nếu nhiệt độ vào khoảng 30ºC thì ủ men khoảng 12 giờ, trường hợp nhiệt độ ngoài trời thấp hơn 30ºC thường ủ từ 20 đến 24 giờ. Khi thức ăn ấm lên và có mùi chua nhẹ có thể đem ra cho gia súc, gia cầm ăn.
Nhờ được nuôi theo phương pháp độc đáo này, đàn gà tại HTX mẫu mã đẹp, khoẻ mạnh, chất lượng thịt thơm ngon. Thông thường gà được nuôi đến khi trọng lượng đạt 1-1,7kg thì xuất bán ra thị trường.
Được biết hiện nay HTX mỗi năm xuất bán gần 1 vạn con, chưa kể số lượng gà từ các mô hình liên kết. Nhằm đảm bảo nguồn cung, chị Thoan thường xuyên duy trì 3.000 gà thịt trong trại.
Bắt 1 con gà ri với bộ lông rất đẹp, chị Thoan cho biết: “Những chú gà này được nuôi trong môi trường sạch, ăn các loại thảo dược phối trộn nên đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng”.
Chị Thoan chia sẻ: “Sản phẩm trứng từ gà nuôi theo phương pháp đặc biệt này cũng có cách nhận biết khi có thể dùng đũa gắp trực tiếp lòng đỏ mà không bị vỡ khác hẳn so với các loại trứng khác”.
Trước khi chuyển đến tay người tiêu dùng, gà đã được sơ chế sạch, đóng túi, hút chân không. Trên bao bì có đầy đủ thông tin mã QR, mã vạch… giá niêm yết 250.000 đồng/kg.
Diệu Vy
Chia sẻ Facebook
Quan tâm
Tags:
nông dân
nuôi gà thảo dược
hà nội
huyện Sóc Sơn
nuôi gà
Xu hướng
Thanh niên 9x nuôi cà cuống, mỗi năm đút túi 500 triệu đồng
Thanh niên 9x nuôi cà cuống, mỗi năm đút túi 500 triệu đồng
Mua bán trâu, bò bằng mật ngữ và đập tay
Mua bán trâu, bò bằng mật ngữ và đập tay
Nông dân Hà Nội trồng rau thủy canh thu tiền triệu
Nông dân Hà Nội trồng rau thủy canh thu tiền triệu
Nuôi dê bằng thảo dược mang lại nguồn thực phẩm sạch
Nuôi dê bằng thảo dược mang lại nguồn thực phẩm sạch
Ảnh - Clip 15:27
HÀ NỘI Để có nguồn dê “sạch” cung cấp ra thị trường, một trang trại ở thôn 4, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội đã chọn sử dụng thuốc nam chăn nuôi dê.
Hàng trăm 'nơm thủ' tham gia lễ hội bắt cá truyền thống ở Đập Lổ
Hàng trăm 'nơm thủ' tham gia lễ hội bắt cá truyền thống ở Đập Lổ
Ảnh - Clip 18:15
HÀ TĨNH Sau gần 1 thế kỷ bị mai một, TP Hà Tĩnh vừa phục hồi lại lễ hội bắt cá tại Đập Lổ trong sự hân hoan của đông đảo Nhân dân địa phương.
Mua bán trâu, bò bằng mật ngữ và đập tay
Mua bán trâu, bò bằng mật ngữ và đập tay
Ảnh - Clip 10:25
HÀ TĨNH Phiên chợ trâu, bò độc nhất vô nhị ở Hà Tĩnh đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Tại phiên chợ này, gia súc được ngã giá bằng những mật ngữ hết sức độc đáo.
Nuôi cá áp dụng công nghệ cao, thịt săn chắc, ăn thơm ngon
Nuôi cá áp dụng công nghệ cao, thịt săn chắc, ăn thơm ngon
Ảnh - Clip 11:44
HÀ NỘI Mô hình chăn nuôi và chế biến thuỷ sản khép kín ở HTX Thủy sản công nghệ cao Đại Áng nằm ở huyện Thanh Trì, Hà Nội đã thu được kết quả tốt.
Thanh niên 9x nuôi cà cuống, mỗi năm đút túi 500 triệu đồng
Thanh niên 9x nuôi cà cuống, mỗi năm đút túi 500 triệu đồng
Ảnh - Clip 08:00
HÀ NỘI Mô hình nuôi cà cuống tại xóm Mít, thôn Đông Ngàn, huyện Đông Anh, Hà Nội của anh Hoàng Anh mỗi năm xuất bán cả vạn con mang lại doanh thu 500 triệu đồng.
Xem thêm
Hotline: 0983.970.780
Đặt báo
Quảng Cáo
RSS
Thông tin tòa soạn
THỜI SỰ
KINH TẾ
THỦY SẢN
LÂM NGHIỆP
VĂN HÓA - THỂ THAO
NÔNG SẢN VIỆT
LĂNG KÍNH
ẢNH - CLIP
KHUYẾN NÔNG
GIA ĐÌNH
NÔNG THÔN MỚI
THẾ GIỚI
PHÁP LUẬT
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
BẠN ĐỌC
NONGNGHIEP TV
SỐNG KHỎE
NHỊP CẦU NHÀ NÔNG
Giấy phép hoạt động Báo điện tử số: 167/GB - BTTTT. Bộ trưởng Bộ TTTT cấp ngày 20/4/2017
Địa chỉ: 14 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội, Điện thoại: 024.38256492 - Fax: 024.38252923
Email: baonnvn@hn.vnn.vn & baonnvnts@gmail.com
Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Thạch
Phó Tổng Biên tập: Lê Trọng Đảm, Vũ Minh Việt, Trần Văn Cao
Trưởng Ban báo Điện tử: Mai Xuân Nghiên
Mọi hành động sử dụng nội dung của nongnghiep.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Nông nghiệp Việt Nam
DMCA.com Protection Status
Từ vựng Hán tự
Nuôi gà bằng thảo dược thu lợi hơn nửa tỷ đồng mỗi năm
Gà bằng thảo dư
Tuyên Quang triển khai nhiều giải pháp nhân đàn cá bản địa nhằm bảo tồn, nhân rộng nguồn gen quý trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác và môi trường bị đe dọa.
Chỉ trong thời gian ngắn, giá cá hồi Sa Pa tăng mạnh và đạt mức cao kỷ lục, nhưng người nuôi không phải ai cũng có cá để bán.
Qua nghiên cứu, Trung tâm Khuyến nông Bình Định khẳng định hiệu quả nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi Biofloc. Đơn vị này đang hoàn thiện công nghệ để chuyển giao cho nông dân.
Công ty Ngọc trai Hạ Long là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam chủ động được quy trình từ sinh sản nhân tạo con giống tới nuôi cấy, chế tác, kinh doanh ngọc trai.
Phúc lợi động vật là một trong những tiêu chí quan trọng để ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển, hội nhập, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm trong tương lai.
Nguồn nguyên liệu thủy sản để phục vụ chế biến, xuất khẩu dịp cuối năm 2021, đầu năm 2022 đang có nguy cơ khan hiếm.
Khoảnh khắc tìm được cây sâm Ngọc Linh đầu tiên ở núi Ngọc Linh (Kon Tum - Quảng Nam) đã nửa thế kỷ. Và phát hiện này đã thay đổi đời sống của người dân không chỉ ở phạm vi bản làng mà đang trên đường xây dựng thành thương hiệu quốc gia.