Theo đó, việc sử dụng thuốc trừ sâu tiếp tục bị cấm ở nhiều nơi hơn ở Pháp trong một sắc lệnh mới, bao gồm các khu vườn tư nhân, khách sạn, trường học, ký túc xá, khu cắm trại, nhà trọ, công viên giải trí, cơ sở chăm sóc sức khỏe, viện dưỡng lão, trung tâm y tế, khu phức hợp thể thao và nghĩa trang.
Nghị định mới vừa có hiệu lực đã mở rộng phạm vi của luật Labbé (loi Labbé), cấm sử dụng các sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật trong không gian xanh.
Như vậy từ nay trở đi, những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật này không còn có thể được sử dụng để duy trì các không gian xanh, lối đi bộ, rừng hoặc các khu vực xanh khác trong các không gian hoặc điểm tham quan công cộng.
Thậm chí luật mới cũng có hiệu lực bao gồm cả ở những không gian riêng tư và những không gian được công cộng có đông công chúng đi lại, kèm theo một danh sách đầy đủ các không gian bị cấm sử dụng thuốc trừ sâu như các khu vườn tư nhân và không gian ngoài trời của họ.
Riêng đối với khu vực sân bay, vấn đề sẽ được đặc cách ủy quyền giao cho Bộ Hàng không Dân dụng xử lý các tình huống cụ thể, vì lý do an toàn hàng không hoặc an ninh sân bay.
Ngoài ra đối với một số cơ sở thể thao đặc thù, bao gồm sân cỏ tự nhiên (sân gôn) và trường đua cũng có ngoại lệ được điều chỉnh luật nhằm phù hợp với điều kiện thi đấu và dành riêng cho những đối tượng sử dụng. Tuy nhiên lệnh cấm sẽ vẫn có hiệu lực đối với các cơ sở thể thao đặc thù này, nhưng lùi lại đến năm 2025.
Nghị định mới về hoạt động sử dụng thuốc trừ sâu ở Pháp được ban hành, sau khi một số loại thuốc trừ sâu có liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác nhau trong những năm gần đây để phân định rõ địa điểm được sử dụng.
Điều này được cho là rất kịp thời và chính xác đối với hoạt chất glyphosate, loại thuốc trừ sâu từng bị nhiều người cáo buộc rằng có liên quan đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như ung thư và rối loạn nội tiết.
Trước đó một báo cáo nghiên cứu cho biết, tỷ lệ trái cây và rau quả được sản xuất ở Liên minh châu Âu bị nhiễm "các loại thuốc trừ sâu độc hại" đã tăng đáng kể trong 10 năm qua, và Pháp là một trong những nơi tồi tệ nhất.
Báo cáo mang tên Forbidden Fruit được công bố hôm 24/5, được tổng hợp bởi Mạng lưới Hành động Thuốc trừ sâu châu Âu (Pan Europe), tổ chức phi chính phủ chuyên thúc đẩy các giải pháp thay thế bền vững cho thuốc trừ sâu.
Pan Europe đã tiến hành lấy mẫu 210.260 sản phẩm trái cây và rau quả được sản xuất tại EU (không bao gồm nhập khẩu) từ năm 2011 đến năm 2019, và tuyên bố rằng vào năm 2011, 18% trái cây được sản xuất ở EU bị nhiễm những loại thuốc trừ sâu nguy hiểm nhất được gọi là "ứng cử viên thay thế". Tuy nhiên tỷ lệ này đã tăng lên 29% vào năm 2019. Báo cáo kết luận Pháp nằm trong ba quốc gia hàng đầu của EU về sản xuất các sản phẩm rau quả có “tần suất ô nhiễm thuốc trừ sâu cao nhất”.